CẦN XEM LẠI CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUỐC TẾ PISA ?

TBT Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment – PISA) là một khảo sát quốc tế do tổ chức OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) đề xuất, để đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi của các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD, về toán, khoa học và đọc hiểu. Chương trình bắt đầu thực hiện từ năm 2000 và cứ 3 năm lặp lại một lần. Mục đích của chương trình là cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các nước cải thiện các chính sách và kết quả giáo dục, qua đó đánh giá được sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học sinh.

  Mới đây, một số học giả trên thế giới gửi tới TS Andreas Schleicher, Giám đốc Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), cảnh báo những mặt trái do bài kiểm tra phổ biến này gây ra đối với nền giáo dục. Họ cho rằng, các quốc gia “đại tu” hệ thống giáo dục nhằm đạt thứ hạng PISA cao khiến giáo dục ngày càng phụ thuộc vào các biện pháp định lượng, trong khi dạng kiểm tra kiểu này vẫn tồn tại nhiều hạn chế và mức độ tin cậy. Hơn nữa, chạy đua thứ hạng cũng dẫn đến khủng hoảng tại không ít quốc gia.

[1] Chương trình đánh giá học sinh quốc tế

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng_tr%C3%ACnh_%C4%91%C3%A1nh_gi%C3%A1_h%E1%BB%8Dc_sinh_qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF

[2] Bảng xếp hạng PISA có ý nghĩa gì?

https://news.zing.vn/bang-xep-hang-pisa-co-y-nghia-gi-post708064.html

[3] PISA đang gây ra tổn hại cho giáo dục như thế nào?

PISA đang gây ra tổn hại cho giáo dục như thế nào?

[4] PISA hủy hoại các nền giáo dục trên thế giới như thế nào?

https://news.zing.vn/pisa-huy-hoai-cac-nen-giao-duc-tren-the-gioi-nhu-the-nao-post827092.html

Bình luận về bài viết này