EasyCov: QUE TEST PCR TÌM SARS-CoV-2 TRONG NƯỚC BỌT

Tháng Chín 10, 2020

TS.BS Trần Bá Thoại Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM

Đến nay, PCR, xét nghiệm trực tiếp tìm virus (viral test), được coi là tiêu chuẩn vàng, tiêu chuẩn tin cậy nhất được thế giới chọn để chẩn đoán xác định bệnh COVID-19. Nhưng xét nghiệm PCR thông dụng hiện nay lấy mẫu nghiệm dịch ngoáy mũi hầu có 3 nhược điểm lớn: (1) Cần trang thiết bị và nhân lực phức tạp; (2) Thời gian cho kết quả hơi lâu, một vài ngày, và (3) Nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế khi lấy bệnh phẩm cao, vì người được lấy mẫu thường có các phản xạ hắt hơi, ho hoặc khạc nhổ khi bị ngoáy tăm bông vào mũi họng. Vì phải làm hơn 100.000 xét nghiệm dịch mũi mỗi ngày, các chuyên gia tại phòng thí nghiệm Sys2Diag ở Montpellier của Pháp đang đi đầu châu Âu phát triển xét nghiệm EasyCov tìm SARS-CoV-2 hiện diện trong nước bọt. Xét nghiệm EasyCov sẽ dùng đầu que quẹt nước bọt trong miệng, như que thử thai. Mẫu nước bọt được cho vào ống nghiệm có thuốc thử, đun nóng đến 65°C. Kết quả có thể đọc kết quả bằng mắt thường khoảng 1 giờ sau đó. Các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu của xét nghiệm EasyCov đã được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 5, trên 133 bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Montpellier cho kết quả khả quan: độ nhạy cao và dương tính giả rất thấp.

https://www.france24.com/en/20200907-could-saliva-tests-be-a-covid-19-game-changer-in-france

PHÂN ĐỊNH RÕ LOẠI, GIÁ TRỊ CỦA CÁC XÉT NGHIỆM COVID-19

Tháng Chín 8, 2020
   Trần Bá Thoại MD PhD
   
   Chủ nhật rồi, 6/9, độc giả cả nước hoang mang khi nhiều báo, mạng đăng tin “Cụ ông ở Đà Nẵng, dương tính rồi âm tính với COVID-19 chỉ sau 1 ngày”.
XÉT NGHIỆM COVID-19
  
  SỰ VỤ CỤ THỂ
  Ngày 5-9, ông P.N.S. 64 tuổi, trú tại P. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng, vì sốt, ho nên vào cấp cứu tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Lúc 19h30 ngày 5-9, ông được Bệnh viện C lấy mẫu xét nghiệm COVID-9 (không ghi loại xét nghiệm), sáng 6-9 cho kết quả dương tính.
  Sáng 6-9, Bệnh viện C tiếp tục chuyển mẫu bệnh phẩm đã lấy lúc 19h30 ngày 5-9 đến CDC Đà Nẵng kiểm tra lại, kết quả dương tính. Do đó, ông S. được chuyển đến Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, và các thành viên trong gia đình đã được chuyển cách ly y tế tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn.
  Sáng 6-9, ông S. được lấy mẫu 2 mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Hòa Vang (lúc 8h45) và tại CDC Đà Nẵng (lúc 9h), gới CDC Đà Nẵng xét nghiệm lại bằng kỹ thuật RT-PCR, kết quả cả 2 mẫu đều âm tính.
  Chiều 6-9, ông S. tiếp tục được lấy mẫu làm xét nghiệm kháng thể bằng phương pháp Test nhanh và bằng phương pháp Mac Elisa, kết quả dương tính.
   Sở Y tế Đà Nẵng thông tin dịch tễ của những người thân trong gia đình ông S:
* Em trai ông S. được Bệnh viện C làm test nhanh kháng thể, kết quả dương tính, trong khi xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR trước đây vào ngày 15-8 thì kết quả âm tính.
* Vợ ông S. được Bệnh viện C làm test nhanh kháng thể, kết quả dương tính và xét nghiệm RT-PCR ngày 5-9 cho kết quả âm tính.
* Con gái bệnh nhân là giáo viên, cán bộ coi thi, đã được lấy mẫu xét nghiệm trước kỳ thi THPT, CDC xét nghiệm ngày 1-9 bằng phương pháp RT-PCR cho kết quả âm tính.
* Kết quả xét nghiệm kháng nguyên bằng phương pháp RT-PCR của 6 người trong gia đình, 1 người em dâu của bệnh nhân và 3 người liên quan khác cũng đều âm tính.
Phân tích kết quả xét nghiệm của bệnh nhân, và những người thân cho thấy:
* Các xét nghiệm kháng thể đều dương tính, nghĩa là trong quá khứ bệnh nhân đã từng nhiễm SARS-CoV-2, và hệ miễn dịch đã sản sinh kháng thể để chống lại.
* Hiện tại xét nghiệm RT-PCR âm tính, nghĩa là không nhiễm SARS-CoV-2.
Có 2 nhóm xét nghiệm SARS-CoV-2 là: xét nghiệm virus và xét nghiệm kháng thể.
1. XÉT NGHIỆM VIRUS (viral diagnostic test)
Là xét nghiệm phát hiện virus trực tiếp. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm là dịch ngáy mũi họng, nhằm giúp phát hiện nhiễm coronavirus SARS-CoV-2 hoạt động hay không.
Có hai loại xét nghiệm chẩn đoán virus là xét nghiệm phân tử (molecular test), như nucleic acid amplification test (NAAT), RT-PCR test, LAMP test, và xét nghiệm kháng nguyên (antigen test) phát hiện các protein trên bề mặt của virus SARS-CoV-2.
2. XÉT NGHIỆM KHÁNG THỂ (antibody test)
Là xét nghiệm phát hiện virus gián tiếp. Mẫu bệnh phẩm là máu, nhằm tìm kiếm các kháng thể được hệ thống miễn dịch của cơ thể sinh tổng hợp ra để chống lại virus SARS-CoV-2
Vì kháng thể chỉ được sản xuất vài ngày hoặc vài tuần lể sau khi bị lây nhiễm và tồn tại một khoảng thời gian sau khi hồi phục, nên các xét nghiệm kháng thể không được sử dụng để chẩn đoán đang bị COVID-19 cũng như đánh giá khả năng miễn dịch trong tương lai.
   XÉT NGHIỆM COVID-19 Ở VIỆT NAM
  Hiện ở Việt Nam chúng ta đang sử dụng hai loại xét nghiệm
  1. XÉT NGHIỆM NHANH ELISA
Đây là xét nghiệm gián tiếp, xét nghiệm nhằm phát hiên những kháng thể sản sinh ra sau khi bị lây nhiễm SARS-CoV-2
  2. XÉT NGHIỆM VIRUS RT-PCR
Là xét nghiệm trực tiếp, xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 đang hoạt động, nghĩa là phát hiện bệnh nhân COVID-19, và để xác định, khẳng định, chẩn đoán cho những người đã có xét nghiệm sàng lọc dương tính.
   ĐÔI ĐIỀU BÀN LUẬN
  Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, phải dùng các xét nghiệm trực tiếp, như RT-PCR, để xác định chẩn đoán có đang bị nhiễm bệnh hay không. Vì bản chất các xét nghiệm trực tiếp là tìm kiếm sự hiện diện thật sự của các thành phần cấu tạo virus trong cơ thể.
Những xét nghiệm “nhanh” chúng ta đang sử dụng là xét nghiệm gián tiếp, xét nghiệm nhằm phát hiện các kháng thể do hệ miễn dịch sản sinh ra khi bị nhiễm SARS-CoV-2 còn tồn tại trong cơ thể người bị lây nhiễm. Do đó, một người có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính chỉ thể hiện người này từng bị nhiễm SARS-CoV-2, mà không thể khẳng định đang bị bệnh COVID-19. Ngược lại, người có xét nghiệm nhanh âm tính không thể khẳng định 100% người đó không bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và không lây cho người khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đọc tiếp »

COVID-19: NHƯỢC ĐIỂM LỚN CỦA VACCINE “Sputnik V” VÀ VACCINE “Ad5-nCoV”

Tháng Chín 7, 2020
    TS.BS Trần Bá Thoại Uỷ viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM
   Vaccine “Ad5-nCoV” (CanSino Biologics, Trung Quốc) và vaccine Sputnik V (Gamaleya, Nga), đều được phát triển dựa trên virus adeno type 5 (Ad5) xử lý qua kỹ thuật biến đổi gene làm vectơ trình diện protein gai của SARS-CoV-2 với hệ miễn dịch.
20200907_201536
   
   CanSino Biologics và Gamaleya đều có nhiều năm kinh nghiệm và đã từng điều chế vaccine chống Ebola dựa trên virus Ad5 này.
   Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm những loại vaccine được phát triển từ Ad5 để chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng, nhưng không có loại nào được sử dụng rộng rãi.
    Vì adenovirus typ5, Ad5, là virus cảm lạnh thông thường, nên trong cơ thể của khá nhiều người (đã có mắc cảm cúm) có kháng thể chống lại virus Ad5 này, và kháng thể này cũng chống lại luôn các vaccine được phát triển trên Ad5 biến chủng gene, khiến các loại vaccine này kém hiệu quả.
   Anna Durbin, một nhà nghiên cứu vaccine tại Đại học Johns Hopkins nhận định về các vaccine của Nga và Trungg Quốc: “Sử dụng vector Ad5 khiến tôi lo ngại vì rất nhiều người có khả năng miễn dịch. Tôi không biết chiến lược của họ là gì, nhưng có lẽ hiệu quả sẽ không được tới 70%. Có thể chỉ đạt được hiệu quả 40%, nhưng nhìn chung có vẫn hơn không, cho đến khi có loại vaccine mới”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đọc tiếp »

E25Bio: QUE THỬ NHANH, GIÚP KIỂM SOÁT COVID-19 !

Tháng Tám 26, 2020

   TS.BS Trần Bá Thoại BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM

  Xét nghiệm là khâu đầu tiên và cơ bản nhất để kiểm soát dịch bệnh: xác định người bệnh, cách ly khỏi người khỏe, điều trị những ca bệnh nặng. Trước tình trạng bùng phát đại dịch COVID-19 hiện nay, thế giới, ngay tại các nước phát triển, giàu có như Mỹ, nhu cầu xét nghiệm virus đã vượt cung cả nhân lực lẫn vật lực. Vì thế, các chuyên gia đang đề xuất một phương án xét nghiệm mang tính cách mạng: que xét nghiệm nhanh E25Bio

Đọc tiếp »

CẮT ĐỐT BẰNG CAO TẦN TRONG Y KHOA

Tháng Tám 26, 2020
TS.BS Trần Bá Thoại BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM

 LỜI DẪN Đốt bằng sóng cao tần, tiêu hủy tế bào bằng nhiệt sản sinh từ sóng cao tần, được dùng hiệu quả trong điều trị một số bệnh u bướu như: u tuyến giáp, ung thư gan, u sợi tuyến vú…

   NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐT CAO TẦN

 Cắt đốt bằng sóng cao tần (Radio Frequency Ablation, RFA) là một thủ thuật y khoa để loại bỏ các khối u tế bào cơ thể bằng nhiệt sinh ra từ dòng điện xoay chiều tần số trong khoảng 350-500 kHz. Nhiệt độ sinh ra từ 60 đến 100 độ C, và RFA có thể thực hiện ở các bệnh nhân ngoại trú, sử dụng gây tê tại chỗ hoặc gây mê an thần. Nhờ hai ưu điểm quan trọng là không kích thích thần kinh và cơ tim, RFA có thể được áp dụng mà không cần gây mê toàn thân và loại bỏ được những mô tế bào bệnh lý mà không gây tổn thương đáng kể cho các vùng lân cận. RFA được sử dụng rộng rãi vào thế kỷ 21, trong nhiều chuyên khoa: tiêu hóa, thần kinh, nôi tiết, sinh dục….. Thủ thuật thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thủ thuật hình ảnh như X-quang, Siêu âm, CT Scan, MRI với sự phối hợp của các chuyên gia gây tê, chẩn đoán hình ảnh, và các chuyên khoa liên quan như tim mạch, nội soi…

CẮT ĐỐT CAO TẦN Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam, RFA được dùng phổ biến để điều trị u gan, bướu nhân tuyến giáp, u sợi tuyến vú…

Đọc tiếp »

KỸ THUẬT GeneXpert GIÚP CHẨN ĐOÁN NHANH COVID-19

Tháng Tám 19, 2020

TS.BS Trần Bá Thoại Uỷ viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM

   Đại dịch COVID-19 bùng phát, nhu cầu xét nghiệm chẩn đoán vượt mức. Cơ quan quản lý y tế nhiều nước, như Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA, và mới đây Bộ Y tế Việt Nam cho phép dùng Kỹ thuật GeneXpert. vốn đã được các bệnh viện Lao sử dụng để chản đoán nhiễm COVID-19.

    GeneXpert bản chất cũng là xét nghiệm RT-PCR nhưng được đánh giá là nhanh hơn.

   Vì nhanh và giá tường đối rẻ hơn, phương pháp chẩn đoán COVID-19 trên nền tảng ‘GeneXpert’ TB được khuyến cáo áp dụng nhiều hơn ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

    Các nghiên cứu dài hơi cho thấy, GeneXpert có độ nhạy cao (84,3%), và độ đặc hiệu (100%), với giá trị dự đoán dương tính (100%) và giá trị dự đoán âm (96,7%) [1].

Đọc tiếp »

GROUP TESTING IN COVID-19

Tháng Tám 6, 2020

“XÉT NGHIỆM NHÓM” ĐỂ SÀNG LỌC COVID-19 ?

 TS.BS Trần Bá Thoại BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM

  Sáng 5/8, BS Tôn Thất Thạnh, Giám đốc CDC Đà Nẵng cho biết, thành phố sẽ triển khai lấy mẫu xét nghiệm nhóm để tăng tốc độ xét nghiệm mà kết quả vẫn đảm bảo.

https://dantri.com.vn/suc-khoe/da-nang-tron-mau-xet-nghiem-covid-19-theo-ho-gia-dinh-20200805080721665.htm

  Tôi lược dịch những thông tin về phương pháp “xét nghiệm nhóm này”

   Đại dịch COVID-19, lan tràn, ngành y tế đang vỡ trận cả sàng lọc, chẩn đoán, điều trị lẫn dự phòng. Cuối tháng 6 rồi, TS Anthony Fauci, GĐ Viện Bệnh dị ứng và truyền nhiễm quốc gia, loan báo lãnh đạo y tế đang cứu xét cho “thử nghiệm nhóm” SARS-CoV-2 để kịp đáp ứng nhu cầu sàng lọc bệnh đang gia tăng quá nhanh chóng. Và ngày 18/7, Cục Quản lý Thực và Dược phẩm đã cho phép Quest Diagnostics quyền sử dụng khẩn cấp xét nghiệm nhóm COVID-19 trong phòng thí nghiệm với mẫu nghiệm tối đa là 4 bệnh nhân [6].

Đọc tiếp »

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ XÉT NGHIỆM TRONG COVID-19

Tháng Tám 3, 2020

XÉT NGHIỆM COVID-19: TRỰC TIẾP, GIÁN TIẾP, CHẨN ĐOÁN, SÀNG LỌC

   TS.BS Trần Bá Thoại BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM

     Vai trò của xét nghiệm y học

    Sau khi hỏi bệnh, thầy thuốc sẽ khám lâm sàng để hướng đến căn bệnh, rồi nhờ cận lâm sàng làm thủ thuật và xét nghiệm để xác định bệnh, đánh giá mức độ cũng như tiên lượng.

   Một xét nghiệm y khoa cần để ý hai chỉ tiêu: Độ đặc hiệu (specificity Sp) càng cao số dương tính giả càng thấp (Sp 100% thì dương tính giả là 0%); và Độ nhạy (sensibility, Se) càng cao thì âm tính giả càng thấp (Se 100% thì âm tính giả là 0%). Trong thực tế ít có được xét nghiệm lý tưởng với cả Se và Sp đều rất cao.

     Các xét nghiệm dịch COVID-19

   Trong đại dịch COVID-19 có 2 nhóm xét nghiệm SARS-CoV-2 là: xét nghiệm virus và xét nghiệm kháng thể.

  1. Xét nghiệm chẩn đoán virus (viral diagnostic test)

   Là xét nghiệm phát hiện virus trực tiếp. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm là dịch ngáy mũi họng, nhằm giúp phát hiện nhiễm coronavirus SARS-CoV-2  hoạt động hay không.

   Có hai loại xét nghiệm chẩn đoán virus là xét nghiệm phân tử (molecular test), như nucleic acid amplification test (NAAT), RT-PCR test, LAMP test, và xét nghiệm kháng nguyên (antigen test) phát hiện các protein trên bề mặt của virus SARS-CoV-2.

  2. Xét nghiệm kháng thể (antibody test)

    Là xét nghiệm phát hiện virus gián tiếp. Mẫu bệnh phẩm là máu, nhằm tìm kiếm các kháng thể được hệ thống miễn dịch của cơ thể sinh tổng hợp ra để chống lại virus SARS-CoV-2

   Vì kháng thể chỉ được sản xuất vài ngày hoặc vài tuần lể sau khi bị lây nhiễm và tồn tại một khoảng thời gian sau khi hồi phục, nên các xét nghiệm kháng thể không được sử dụng để chẩn đoán đang bị COVID-19 cũng như đánh giá khả năng miễn dịch trong tương lai.

     Xét nghiệm COVID-19 ở Việt Nam

   Hiện ở Việt Nam chúng ta đang sử dụng hai loại xét nghiệm

Đọc tiếp »

CHẾ ĐỘ ĂN THỰC DƯỠNG CÓ CHỮA ĐƯỢC UNG THƯ ?

Tháng Bảy 22, 2020

CAN USE MACROBIOTIC DIET AS A CANCER TREATMENT ?        

TS.BS TRẦN BÁ THOẠI  Uỷ viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM

Hiện nay trên mạng thông tin, thực dưỡng Ohsawa được giới thiệu “có cánh” là một chế độ ăn ưu việt giúp bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, thực dưỡng còn được tuyên truyền như một “thần dược” chữa được bá bệnh, kẻ cả bệnh nan giải thời đại là ung thư.

    Nhưng thực tế, đã có nhiều bệnh nhân nặng như ung thư, suy thận… đã tin theo chế độ thực dưỡng này khiến cơ thể vừa bệnh, vừa kiệt và có người đã tử vong.

   Chế độ ăn thực dưỡng là gì?

  Chế độ ăn uống thực dưỡng được phát triển vào những năm 1920 bởi một triết gia người Nhật tên là George Ohsawa. Theo ông, bằng một chế độ ăn uống đơn giản, lành mạnh, chúng ta có thể sống hòa hợp với thiên nhiên, ngăn ngừa được ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác.

  Ăn thực dưỡng, macrobiotic, Oshawa, là chế độ ăn với chủ lực là các loại ngũ cốc, bổ sung các loại thực phẩm khác như rau quả địa phương, và tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến hoặc tinh chế cao và các sản phẩm động vật. Chế đô ăn thực dưỡng cũng hơi khác chế độ ăn chay là có thể cho dùng một ít thức ăn nguồn động vật như cá nhỏ, một vài loại thịt..

   Một chế độ ăn thực dưỡng trung bình có 40-60% là các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lức, lúa mạch, yến mạch, kiều mạch; khoảng 20-30% thực phẩm là trái cây và rau quả; và khoảng 10% – 25% là đậu và các sản phẩm từ đậu như đậu phụ, tương miso, tempeh cũng như các loại rau biển như rong.

   Các nhà thực dưỡng Nhật Bản cho rằng các loại ngũ cốc địa phương nguyên hạt , đậu , rau, rong biển, các sản phẩm đậu nành lên men và trái cây, kết hợp vào bữa ăn theo các nguyên tắc âm dương của Trung Quốc cổ đại. Chế biến thức ăn thực dưỡng cho phép dùng các gia vị tự nhiên. Các thức  uống kèm là những loại không kích thích như trà cả cành lẫn lá, trà bancha, và nước quả, trái cây thông thường khác.

  Điểm khác biệt nhất mà George Ohsawa, người sáng tạo ra chế độ thực dưỡng, nhấn mạnh là cân bằng yếu tố âm, dương của thực phẩm:

   * Dương là nhỏ gọn, dày đặc, nặng, nóng, mặn… và

   * Âm là mở rộng, ánh sáng, lạnh, nhạt, và khuếch tán.

  Theo lý thuyết âm dường này, gạo lức và các loại ngũ cốc khác như lúa mạch, kê, yến mạch, lúa mạch đen… là âm dương cân bằng; còn cà chua, ớt, khoai tây, cà tím, củ cải đường và bơ không nên hoặc rất hạn chế dùng trong nấu ăn chay vì chúng rất âm.

   Một điểm quan trọng của thực dưỡng là phương cách nhai thức ăn. Theo lý thuyết Oshawa, thức ăn càng được nhai nhiều lần sẽ khiến thức ăn càng “dương” nhiều hơn, do đó chế độ thực dưỡng khuyên nên nhai mỗi miếng ăn từ 50 lần trở lên. Người thực dưỡng cũng nên giữ một tinh thần tích cực, vui vẻ, một thái độ biết ơn và tập thể dục thường xuyên.

    Ưu điểm của thực dưỡng

  Chế độ thực dưỡng gần giống ăn chay, với thức ăn chủ yếu nguồn thực vật, và hạn chế chất béo động vật. Vì thế, chế độ ăn thực dưỡng tiện lợi cho người có bệnh nội tiết chuyển hóa đặc biệt béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và đái tháo đường.

   Nhờ có tỷ lệ rau củ quả nhiều, các thức ăn thực dưỡng thường có hàm lượng phytoestrogen cao. Theo một vài nghiên cứu, phytoestrogen cao sẽ có tác dụng phản hồi (feedback) khiến buồng trứng giảm sinh tổng hợp khiến nồng độ estrogen lưu hành trong máu thấp, điều này có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.

   Chế độ ăn uống thực dưỡng giúp tránh các thực phẩm có chứa độc tố do phơi nhiễm trong quá trình chăn nuôi, canh tác như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc hóc-môn tăng trọng….

    Nguy cơ của chế độ ăn thực dưỡng

  Nguy cơ lớn nhất của chế độ thực dưỡng là tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu protein calo (protein energy malnutrition PEM). Tình trang thiểu dưỡng này thường xảy ra ở hai nhóm đối tượng: (1) Trẻ sơ sinh và nhũ nhi trong “1000 ngày vàng” đầu đời. Các trường hợp PEM này ghi nhận trong các gia đình theo chế độ ăn thực dưỡng; (2) Những bệnh nhân ung thư ăn thực dưỡng với số lượng quá ít, với quan điểm rằng, khi bị “bỏ đói” các tế bào ung thư sẽ không phát triển được và bị chết.

    Chế độ ăn uống thực dưỡng có phòng chống ung thư?

   Từ những báo cáo của Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ (American Institute for Cancer Research AICR) và Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới (World Cancer Research Fund WCRF) năm 1997 rằng: Nếu tăng lượng rau trái tiêu thụ hàng ngày từ 250g lên 400g có thể giúp giảm 20% các trường hợp ung thư trên toàn thế giới; Tăng sử dụng ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ ung thư ở nhiều vị trí giải phẫu khác nhau; Các nghiên cứu trên chuột cho thấy ăn nhiều rong biển có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú,   các nhà nghiên cho rằng chế độ ăn thực dưỡng với các thực phẩm rau củ hạt rong biển cũng sẽ làm giảm nguy cơ ung thư.

   Các nghiên cứu trên hai quần thể phụ nữ, nhóm người ăn chay hoặc ăn thực dưỡng và nhóm ăn chế độ Mỹ điển hình, cho thấy quần thể ăn chay hoặc thực dưỡng làm giảm lượng estrogen máu kéo theo sự giảm nguy cơ mắc các dạng ung thư phụ thuộc hormone, như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

   Đôi điều bàn luận

   Khả năng ngừa chống ung thư của chế độ thực dưỡng suy diễn dựa theo những câu chuyện “người thật việc thật” được lan truyền, điển hình là câu chuyện Bác sĩ Sattilaro 49 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt di căn đến nhiều vị trí xương, tự điều trị bằng chế độ thực dưỡng đạt kết quả thần kỳ là hết cả di căn xương lẫn ung thư sau ba năm, và theo những cuốn sách: Healing Miracles from Macrobiotics của TS J Kohler (1979); The Cancer Prevention Diet của M Kushi (1983) ;  Macrobiotic Miracle: How a Vermont Family Overcame Cancer của V Brown và S Stayman (1984)  ;  Physician, Heal Thyself của H Faulkner (1993) ; Recovery from Cancer của E Nussbaum (1992) ; Who Triumphed Over Cancer Naturally của A Fawcett và C Smith, The East West Foundation (1991)

  Nhưng cho đến nay, chưa có phân tích, cơ chế, bằng chứng khoa học xác đáng để chứng minh chế độ ăn uống thực dưỡng có thể phòng ngừa và điều trị ung thư.

   Đa số các lý lẽ ủng hộ đều suy diễn đều dựa qua cơ cấu thành phần của món ăn thực dưỡng: nguồn thực vật, thức ăn hữu cơ, hơn là những bằng chứng thực nghiệm.

   GS-TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K trung ương nhận định: “Hiện nhiều người bệnh bị ung thư có quan điểm hết sức sai lầm là ăn kiêng, ăn chay để hy vọng khối u sẽ bị “chết đói” hoặc ăn uống, chữa bệnh theo lời đồn thổi. Điều này khiến bệnh nhân bị kiệt sức, bệnh nặng hơn”.

  TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Macrobiotic diet

https://en.wikipedia.org/wiki/Macrobiotic_diet

[2] The macrobiotic diet: definition, foods & diet basics

https://www.medicinenet.com/macrobiotic_diet/views.htm

[3] George Oshawa and the Macrobiotic diet

http://www.healthandharmonyquest.com/single-post/George-Oshawa-and-his-number-7-diet

[4] The Macrobiotic Diet: Pros and Cons

https://www.healthline.com/health/food-nutrition/macrobioticdiet

[5] Macrobiotic diet: Complementary and alternative therapies

https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/cancer-in-general/treatment/complementary-alternative-therapies/individual-therapies/macrobiotic

[6] Macrobiotic diet as treatment for cancer: Review of the evidence

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6220645/

[7] Sống lâu nhờ chế độ ăn “Okinawa”

https://khoahoc.tv/song-lau-nho-che-do-an-okinawa-21314

[8] Ăn mặn, ăn chay đâu hay bằng ăn đúng!

https://dantri.com.vn/suc-khoe/an-man-an-chay-dau-hay-bang-an-dung-20160414105700559.htm

[9] Ăn uống đúng mức, góp sức chữa bệnh

https://benhvien199.vn/an-uong-dung-muc-gop-suc-chua-benh_dt_3042

[10] Vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị bệnh tật

Vai trò dinh dưỡng trong điều trị bệnh tật – TS BS Trần Bá Thoại

[11] Bắt bệnh nhân ung thư điều trị theo thực dưỡng là độc ác

https://dantri.com.vn/suc-khoe/bat-benh-nhan-ung-thu-dieu-tri-theo-thuc-duong-la-doc-ac-20200109175144398.htm

[12] “Thực dưỡng” không trị được ung thư!

https://dantri.com.vn/suc-khoe/thuc-duong-khong-tri-duoc-ung-thu-20191116193241159.htm

[13] Video What is macrobiotics

https://www.youtube.com/watch?v=9epR_7iC-9s

COVID-19 VÀ MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG

Tháng Bảy 15, 2020

    HERD IMMUNITY AND COVID-19

TS.BS Trần Bá Thoại Uỷ viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM

DT 427 MIỄN DỊCH CỘNG ĐÔNG

   Miễn dịch cộng đồng là gì?

  Miễn dịch cộng đồng, còn gọi là bầy đàn, dân số, xã hội, là một hình thức bảo vệ gián tiếp ngăn chặn một bệnh truyền nhiễm xảy ra khi có một tỷ lệ lớn dân số được miễn dịch thông qua tiêm chủng hay bị nhiễm trùng trước đó, sẽ bảo vệ cho những người chưa có miễn dịch còn lại.

    Tỷ lệ số người có miễn dịch trong cộng đồng càng lớn, thì xác suất để những người không có miễn dịch bị lây nhiễm bệnh càng nhỏ.   Ví dụ nếu có 10% dân số của cộng đồng bị nhiễm bênh, thì số 10% này sẽ tiếp xúc và lây bệnh cho 90% dân số còn lại. Nhưng nếu có từ 80% đến 90% dân số trong cộng đồng này đã mắc bệnh và qua khỏi, vì cơ thể họ sẽ có kháng thể chống virus, nên sẽ không mắc bệnh lần hai, cho nên số người này sẽ là “lá chắn sống” bảo vệ cho 10% người chưa bị nhiễm còn lại.

  Việc tạo ra miễn dịch cộng đồng rất có ý nghĩa lớn với người già, trẻ em, trẻ sơ sinh…là những đối tượng dễ tổn thương nhất trước dịch bệnh do sức đề kháng của hệ miễn dịch.

    Miễn dịch cộng đồng được khoa học công nhận là một hiện tượng tự nhiên vào thập niên 1930, sau khảo sát thấy rằng khi một lượng đáng kể trẻ em có miễn dịch với bệnh sởi, thì số ca nhiễm mới tạm thời giảm.   

   Đôi điều bàn luận

  Về lý thuyết, miễn dịch cộng đồng là giải pháp căn cơ, lâu dài để ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh lây nhiễm.

   Các chuyên gia y tế  đều thống nhất khái niệm này trong việc tiêm chủng văcxin. Và việc tiêm chủng vắc-xin hàng loạt để gây miễn dịch cộng đồng đã trở nên phổ biến và thành công trong việc ngăn ngừa sự lây lan của nhiều căn bệnh truyền nhiễm.

   Nhưng trong bệnh dịch COVID-19, đến nay còn có nhiều ý kiến, tranh luận, chưa thống nhất vì :

  1. Những hiểu biết về virus SARS-CoV-2 chưa tường tận: nguồn gốc, vectơ trung gian, cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân gây tử vong, phương cách , thuốc điều trị.
  2. Kháng thể chống lại SARS-CoV-2: có bao nhiêu loại, tác dụng thế nào, tồn tại bao lâu tới nay cũng chưa rõ ràng, khẳng định.
  3.   Các vắc-xin ngừa COVID-19 đang còn nghiên cứu, phát triển và chưa được đưa ra sử dụng

    Vì thế, nhiều chuyên gia y tế cho rằng, để người dân có miễn dịch cộng đồng bằng cho người có bệnh tự phát triển kháng thể là một cách làm quá mạo hiểm. Và chỉ văcxin mới là lựa chọn tốt nhất để có miễn dịch cộng đồng.

   Trên Newsweek (Mỹ) TS Gary L. LeRoy, Chủ tịch Học viện bác sĩ gia đình Mỹ (AAFP), khẳng định vì chưa có văcxin, vào lúc này cách duy nhất để tạo ra bất kỳ hình thức miễn dịch cộng đồng nào cũng là để cho mọi người có bệnh và tự phát triển kháng thể. Nhưng ông LeRoy nhấn mạnh, hiện nay chưa có miễn dịch cộng đồng đối với SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19.

   Thậm chí, Shaun Lintern, cây bút y tế báo Independent, quả quyết “hiện nay, không có cơ hội có miễn dịch cộng đồng với virus corona”, vì “Là một virus hoàn toàn mới, hiện không ai có miễn dịch với nó cả, nên mỗi người đều dễ tổn thương do virus. Miễn dịch cộng đồng chỉ có hiệu quả một khi đa số người dân nhiễm bệnh và sống sót, vì khi đó cơ thể họ tạo kháng thể với virus”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Herd immunity

https://en.wikipedia.org/wiki/Herd_immunity

Đọc tiếp »